Header Ads

4 YẾU TỔ QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG CỦA MỘT NHÓM



Muốn đi nhanh thì hãy đi một mình, muốn đi xa thì hãy đi cùng nhau.

Đó là câu nói thể hiện tầm quan trọng của teamwork. Chúng ta không thể đi xa khi không có đội nhóm. Dưới đây là chia sẻ và đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân của tôi trong quá trình làm việc đội nhóm để công việc làm hiệu quả hơn, đạt kết quả cao hơn.

1. Tất cả cùng hướng về mục tiêu chung



Hải ly là một trong loài vật thú vị mà mình rất yêu thích. Trong quá trình hải ly xây tổ cho mình, không hề có con đầu đàn nào cả, mỗi con hải ly theo bản năng mỗi con sẽ làm một việc: con thì đi tìm kiếm que gỗ, con thì ráp que gỗ lại với nhau, … Một cách trật tự và có thứ tự, không hề cần người leader, một người lãnh đạo,...
Đó là sức mạnh của mục tiêu chung. Khi nhóm đã xác nhận mục tiêu chung thì mỗi người sẽ luôn luôn hướng về điều đó, mỗi người luôn biết tự tìm tòi, tự làm việc để làm sao hiện thực hóa được mục tiêu chung đó. Nhóm không xác định mục tiêu chung giống như quả bóng bị xé thành nhiều mảnh vậy.
Hai đội bóng đá với nhau, giả sử như không có khung thành là mục tiêu thì hệ thống cầu thủ trên sân chỉ là mớ rời rạc không có sự liên kết. 2 khung thành tạo ra tạo thành thể thống nhất cả đội. Người ở gần khung thành đối thủ sẽ công phá khung thành, người ở gần khung thành của mình sẽ có nhiệm vụ bảo vệ.
Một nhóm tạo lập thì việc đầu tiên nên xác lập mục tiêu chung của tất cả mọi người để tránh như quả bóng bị xé nhiều mảnh. Mục tiêu chung đó là điều tất cả hướng tới để phục vụ mục tiêu riêng của mỗi người. Mục tiêu chung phải mang tính cam kết mỗi người bằng văn bản để mỗi lúc xảy ra mâu thuẫn, mỗi lúc bàn thảo và đưa ra chiến lược thì dựa vào mục tiêu chung để định hướng.
Đội nhóm mình tạo lập ban đầu mâu thuẫn khi một người thích giá trị thực tế như tạo tài chính ngay lập tức, tạo con người ngay lập tức, còn lại một người thích tạo lập giá trị lâu dài, công ty, mô hình, học hỏi và kiến thức. Sau quá trình mâu thuẫn dẫn đến đội nhóm không phát triển thì dần dần ngồi lại định hính mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn chung thỏa mãn được nhu cầu mỗi người.

2. Đội nhóm mô hình Tam Quốc



Từ xưa, mẹ Teresa - một nhà truyền giáo nổi tiếng thế kỷ 20 có nói câu:
I can do things you cannot, you can do things i cannot. Together we can do greats things.
Một team hoàn hảo đó là sự cân bằng và bù đắp khuyết điểm lẫn nhau.
Mình là fan cuồng của Tam Quốc diễn nghĩa, trong Tam Quốc chúng ta sẽ thấy rất rõ một team rất chuẩn là Thục Quốc. Quân sư - Ra chiến lược: Gia Cát Lượng, Tướng quân - Người thực thi: Ngũ hổ tướng, Người kết nối: Lưu Bị. Trong một team thì mỗi người phải làm một việc và bù đắp khuyết điểm cho nhau.
Nếu không có cơ chế cân bằng vậy, thử hỏi đội quân toàn tướng lĩnh thì chỉ biết đánh nhau mà không tính toán. Một đội quân toàn quân sư thì chỉ biết tính toán mà không ai đánh. Một đội quân thiếu người kết nối thì tướng lĩnh và quân sư sẽ xảy ra mâu thuẫn khi một người có một định hướng.
Một team ôn thi Đại Học hoàn hảo là một team 3 người, mỗi người giỏi một môn. Điều đó sẽ bù đắp cho nhau dẫn tới kết quả chung cuộc team đó sẽ dành thắng lợi.
Một đội nhóm kinh doanh cũng vậy. Nhóm mình ban đầu gồm 2 bạn: Mình đóng vai trò lên chiến lược cho đội nhóm, định hình cho đoàn tàu sẽ đi đến đâu, đi về đâu, chỉ đường cho đoàn tàu đó. Một bạn cùng mình sẽ là người lái đoàn tàu đó, giúp đoàn tàu vượt qua khó khăn trong lúc di chuyển để cập bến. Phân nhiệm vụ vậy dựa trên cơ sở của đặc điểm tính cách, sở trường.
Nguyên tắc miêu tả cho đội nhóm này là triết lý thùng gỗ. Một chiếc thùng gỗ được cấu tạo từ nhiều thanh gỗ khác nhau và nước luôn chảy ra ở thanh gỗ thấp nhất. Vì vậy, cách để cải thiện đội nhóm là bù đắp khuyết điểm của nhóm chứ không phải cố gắng phát huy ưu điểm. Triết lý này không ứng dụng rất lớn trong việc phát triển bản thân, việc xây dựng mối quan hệ, tình cảm gia đình, tán tỉnh, tình yêu ….
Để xây dựng team bù đắp lẫn nhau, chúng ta cần hiểu rõ tính cách, lợi thế, thế mạnh mỗi người, kinh nghiệm chuyên môn, nhu cầu hiện tại công ty để phù hợp tuyển dụng, lựa chọn founder đồng hành, …
Để tuyển dụng tốt, hiểu rõ tính cách, lợi thế, thế mạnh mỗi người, các bạn có thể tham khảo công cụ phân loại tính cách đã được ứng dụng hằng chục năm trong các tập đoàn lớn như Tâm lý hình học, MBTI, Disc.
Trong bài chia sẻ khác, mình sẽ chia sẻ về công cụ phân loại tính cách này. Đây là bài viết mình hứa chia sẻ nhiều lẫn và công thức nó ứng dụng trong nhiều kỹ năng, tình huống khác nhau.

3.“Đội ông thích gà, đội bà thích vịt”



Mình còn nhớ lúc làm dự án kinh doanh, mình và bạn đồng sáng lập là hai người có tính cách đối lập nhau hoàn toàn. Một người là người linh hoạt, nếu kế hoạch không hiệu quả thì thay đổi kế hoạch. Còn bạn kia là người sắp xếp, kế hoạch không hiệu quả sẽ tìm cách cải cách, khắc phục điểm yếu. Vậy là mâu thuẫn xảy ra? Thật sự cách làm ai hiệu quả nhất định trong vài tình huống cả, lúc đó mình mới thắc mắc làm sao thoát khỏi việc đó, tạo ra quy chuẩn chung.
Điều khó khăn trong làm việc nhóm đó chính là mỗi người một tính cách, một góc nhìn khác nhau, thói quen riêng như người hướng ngoại thích hoạt động vui chơi ngoài trời, ồn ào, người hướng nội lại thích nơi yên tỉnh, tránh xa ồn ảo. Vậy làm sao có thể đề ra ý kiến, ý tưởng chung,...
Đó chính là văn hóa của đội nhóm. Và quy mô lớn hơn đội nhóm chính là văn hóa doanh nghiệp.
Trong quan niệm sống, mỗi người đề ra cho mình một nguyên tắc, mỗi người thích hình thành đội nhóm theo sở thích, theo tính cách của mình - Đó là tình trạng: “ Đội ông thích gà, đội bà thích vịt”. Điều đó dẫn đến bạn luôn luôn tuyển dụng con người giống mình, người khác quan niệm với bạn khó hòa hợp được.
Văn hóa chìa khóa giải quyết điều đó.
Văn hóa hiểu đơn là quy chuẩn hành động, hệ thống niềm tim cho toàn bộ đội nhóm.
Văn hóa đội nhóm thể hiện qua 2 khía cạnh:
Hữu hình: Thể hiện qua đồng phục, cách nhận dạng, khẩu hiệu,...
Vô hình: Hệ thống giá trị cốt lõi, quan niệm chung, triết lý kinh doanh, giá trị đạo đức.
Khi xây dựng hệ thống quy chuẩn văn hóa, bạn dễ dàng tuyển dụng người phù hợp, sẽ dễ tạo quy chuẩn thích ứng cho đội nhóm của mình. Văn hóa còn tạo ra quy chuẩn, kỷ luật cho cả đội nhóm của bạn.
Những công ty lớn mạnh đều là công ty tạo lập cho mình văn hóa doanh nghiệp lớn mạnh từ khi còn trong trứng. Một trong văn hóa vững mạnh mình đề cập là Vin group. Trong buổi chia sẻ tỉ phú Phạm Nhật Vượng ở hội nghị cấp cao lãnh đạo của Viettel, ông nói: Nếu không có kỷ luật thì ngay chính tôi cũng lười biếng.
Ngoài ra văn hóa còn tạo ra khác biệt riêng của đội nhóm bạn so với đội nhóm khác. Môi trường làm việc, văn hóa cũng chính là một trong những điều thu hút được nhân tài vào nhóm bạn.
Ngay bây giờ, từ quy mô đội nhóm, hãy xây dựng văn hóa phù hợp với những gì bạn mong muốn, bạn hướng đến, ngành kinh doanh của bạn, đối tượng khách hàng, đối tượng nhân viên của bạn, ...

4. Giao tiếp và mối quan hệ.

Yếu tố cuối cùng mình muốn chia sẻ là mối quan hệ của thành viên trong đội nhóm.
Khi đã có hệ thống văn hóa, điều tiếp theo khiến hệ thống văn hóa gắn bó với con người bởi vì con người chính là người thể hiện văn hóa đó, người thực thi điều đó. Nếu không gắn kết văn hóa với con người thì không thể tạo bàn đạp cho hệ thống.
Nhóm của bạn đang làm việc theo hình thức nào: làm việc qua mail, qua facebook, qua trello, giao tiếp tương tác trực tiếp ở văn phòng, gặp gỡ nhau một lần/ 1 tuần hay 1 tháng,... Dựa vào hình thức đội nhóm giao tiếp với nhau, bạn tìm cách kết nối thành viên lại khiến họ gần gũi hơn.
Trong một nhóm toàn những người bạn, toàn những người như gia đình thì tỉ lệ nhóm bị tan rã giảm thiểu nhiều hơn hẳn.
Hãy cố gắng tạo ra hoạt động du lịch, team building, tổ chức lễ kỷ niệm, sinh nhật,... Những hoạt động nào khiến mọi thành viên gắn bó hơn với nhau. Là người làm lĩnh vực đào tạo, mình thấy có hoạt động nhiều doanh nghiệp tổ chức để gắn bó thành viên và xây dựng hệ thống quan niệm đạo đức, tư tưởng tốt hơn đó buổi đào tạo về cảm xúc, về trí tuệ cảm xúc thông qua trải nghiệm đào tạo. Đó là lúc cảm xúc con người bị tác động mạnh thông qua trải nghiệm tâm lý và đó là cơ hội để thành viên sống thật con người mình, yêu thương nhau hơn. Bạn muốn tìm hiểu thêm thì có thể ib mình tư vấn thêm về hoạt động ý nghĩa này.
Một điều quan trọng cuối là đừng cố gắng tạo ra văn hóa kỷ luật, cố gắng gắn bó và kết nối nếu bạn có những con người không phù hợp. Hãy tuyển con người phù hợp, họ giúp bạn tạo một văn hóa bạn mong muốn.
Cuối cùng, hi vọng 4 nguyên tắc vừa rồi mình chia sẻ sẽ giúp những bạn chưa có đội nhóm có thể tạo lập đội nhóm thành công, vững mạnh, giúp bạn có đội nhóm củng cố lại đội nhóm của mình để thành công.

Tác giả: Nguyễn Hưng Hòa - thành viên khởi nghiệp Việt Nam

Không có nhận xét nào