Header Ads

THÁP NHU CẦU MASLOW ÁP DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP


Đây là một trong những lý thuyết quan trọng nhất của ngành quản trị kinh doanh, đặc biệt là các ứng dụng cụ thể trong quản trị nhân sự và quản trị marketing.

Theo nhà tâm lý học nổi tiếng Maslow, con người có chung 5 tầng tháp nhu cầu:
- Tầng 1. Nhu cầu cơ bản nhất về thân thể (physiological): lương thực, thực phẩm, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi.
- Tầng 2. Nhu cầu an toàn (safety): cảm giác yên tâm, an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
- Tầng 3. Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging): muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.
- Tầng 4. Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem): cần có cảm giác được tôn trọng, kinh mến, được tin tưởng.
- Tầng 5. Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization): sáng tạo, thể hiện khả năng, bản thân, trình diễn, được công nhận và thành đạt.


                                                                Tháp nhu cầu maslow

***Thang nhu cầu Maslow có thể giúp ta nhận ra và chiêm nghiệm được nhiều điều thú vị trong cuộc sống!
- Là sinh viên mới ra trường bạn chỉ cần một việc làm với mức lương đủ sống là được.
- Sau khi làm việc được vài ba tháng, nhu cầu an toàn trong bạn xuất hiện, bạn bắt đầu nói với boss của mình về hợp đồng lao động, về các chế độ y tế bảo hiểm.
- Bạn bắt đầu gắn bó với mọi người trong công ty, coi công ty như ngôi nhà thứ hai của mình, cảm thấy bạn là một phần không thể thiếu của nó. Đây là lúc nhu cầu thuộc về, nhu cầu tình cảm trong bạn trỗi dậy.
- Làm việc 5 năm – 10 năm, bạn có mong muốn được thừa nhận trong công ty, muốn mình là người có tiếng nói trong công ty, muốn được đề bạt làm tổ trưởng hay chức vị quản lí.
- Đến một lúc nào đó, có thể đồng tiền không phải là thứ giữ bạn. Bạn muốn làm một công việc mà bạn yêu thích, đam mê và cống hiến hết mình.
- Nếu bạn là một người quản lý, bạn cần biết nhân viên của mình đang ở mức nhu cầu nào để biết cách giúp họ làm việc đạt hiệu suất cao nhất.
Tác giả : Lê Thị Nhật Lệ

Không có nhận xét nào