Header Ads

5 KINH NGHIỆM KINH DOANH DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Khi bắt đầu kinh doanh bao giờ cũng gặp rất nhiều khó khăn, khó khăn về kinh nghiệm kinh doanh, khó khăn về vốn, khó khăn về việc tiếp cận thị trường, khó khăn về cạnh tranh… Vậy phải làm sao để bắt đầu kinh doanh thành công? Theo các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh thương mại thì những người khi muốn khởi nghiệp kinh doanh nhỏ nên lưu ý những điểm sau:

1. Chọn đúng lĩnh vực sở trường 
Nếu bạn chọn sai lĩnh vực kinh doanh, bạn sẽ thất bại và không thể cạnh tranh nổi với các thương hiệu đã có sẵn tên tuổi trên thị trường. Hãy bắt đầu bằng kinh nghiệm kinh doanh và sở trường của bạn để đầu tư tiền bạc và công sức vào kinh doanh. Khi đó cùng với sở trường và việc phân tích, đánh giá tình hình thị trường bạn có thể đưa ra phương án kinh doanh tốt nhất cho mình.
Trong giai đoạn này, bạn cần đưa ra những quyết định quan trọng như: kinh doanh độc lập hay tìm kiếm cộng sự để hợp tác kinh doanh, xác định mô hình kinh doanh, sản phẩm kinh doanh, thị trường phân phối sản phẩm,…
2. Phát triển nguồn vốn kinh doanh 
Với số vốn kinh doanh ban đầu bạn phải tính toán làm sao để tình hình tài chính doanh nghiệp luôn luôn ở mức an toàn, tức là thấp nhất là ở mức hòa vốn. Khi công việc kinh doanh ổn định rồi thì bạn nên nghĩ đến các phương án tái đầu tư hay mở rộng thị trường để “sinh lời” cho nguồn vốn của công ty.
Có nhiều cách để tăng trưởng và mở rộng nguồn vốn hiện có của công ty như: đầu tư gia tăng giá trị cho sản phẩm, dịch vụ hiện tại, đầu tư cho sản phẩm mới, mở rộng thị trường, đầu tư, cổ phần với các hoạt động thuộc ngành nghề, lĩnh vực liên kết, ….
Trong quá trình huy động và phát triển nguồn vốn cho doanh nghiệp bạn cần phải học hỏi kinh nghiệm kinh doanh và lường trước những rủi ro có thể gặp phải cũng như phương án giải quyết.
3. Bắt đầu chậm mà chắc
Rất nhiều người khi bắt tay vào kinh doanh với hy vọng nhanh chóng thu hồi được vốn hay nghĩ tới những khoản doanh thu khổng lồ từ việc kinh doanh. Nhưng sự thực thì việc chăm sóc và phát triển một doanh nghiệp cũng giống như việc nuôi dưỡng một cái cây. Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn khó khăn và gian khổ nhất khi bạn phải chăm sóc, theo sát để cái cây thích nghi được với môi trường đất và không khí. Tương tự như vậy để một doanh nghiệp lớn mạnh và trưởng thành thì chủ doanh nghiệp cần vun đắp, cải thiện dần dần từng bước một và trau dồi kinh nghiệm kinh doanh. Để thành công thì không thể nóng vội được.
Nên làm chậm nhưng chắc, đừng tham vọng và hoành tráng ngay từ đầu, vừa làm vừa tích vốn thay vì đầu tư lớn ngay khi khởi nghiệp kinh doanh nhỏ, vì như thế sẽ có quá nhiều rủi ro.
4. Hãy bắt đầu với sự sáng tạo
Khi bước chân vào thế giới kinh doanh, nếu có thể hãy bắt đầu bằng một ý tưởng độc đáo của riêng bạn, tốt nhất là với những sản phẩm mới chưa có trên thị trường. Nhiều bạn thắc mắc cho rằng làm như vậy quá rủi ro khi mà bạn phải bắt đầu mọi thứ từ con số 0, trong khi đó bạn hoàn toàn có thể bắt đầu với một sản phẩm đã có trên thị trường. Nhưng sự thật thì, kinh doanh là trò chơi của sự sáng tạo và ai là người sáng tạo giỏi người đó sẽ chiến thắng.
Vậy làm sao để sáng tạo trong kinh doanh? Đơn giản thôi, bạn hãy quan sát thị trường, đánh giá nhu cầu của thị trường, xã hội. Bởi một sản phẩm tốt là sản phẩm giúp giải quyết tốt nhất những nhu cầu của xã hội. Từ việc quan sát và đánh giá thị trường đó biết đâu bạn sẽ tìm ra ý tưởng cho sản phẩm của mình đấy.
5. Luôn giữ vững niềm tin và động lực
Bước chân vào thế giới kinh doanh là bạn phải xác định sẽ có nhiều thách thức, khó khăn và cả thất bại vì vậy bạn cần phải học hỏi kinh nghiệm kinh doanh từ những người cùng lĩnh vực, họ sẽ đưa cho bạn những lời khuyên bổ ích. Nhưng những thứ đó chỉ là một phần của kinh doanh. Bạn và doanh nghiệp của mình sẽ có những thành tích, thành công, sự yêu mến, tin tưởng của khách hàng,.. vì vậy khi đã quyết tâm kinh doanh thì hãy giữ vững quyết tâm và động lực để tiếp tục.
Khiêm tốn, bình tĩnh, và bản lĩnh khi đối diện với khó khăn và cạnh tranh, luôn giữ động lực và khát vọng làm việc.

Nguồn: MR. WHY

Không có nhận xét nào