Header Ads

SALE VÀ MARKETING : TƯƠNG HỖ HAY XUNG KHẮC?

Sale và Marketing là hai bộ phận không thể thiếu của mọi doanh nghiệp nhưng câu chuyện về hai bộ phận này luôn là chủ đề khiến đau đầu bộ phận quản lý thế nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách hòa hợp hai bộ phận này lại với nhau. 


Sale cho rằng data về ít là do marketing làm chưa tốt, marketing thì cho rằng lý do doanh thu kém là sale tiếp cận khách hàng sai. Đây có lẽ là câu chuyện xung khắc muôn thuở giữa hai bộ phận này.
Dù sale hay marketing có những mục tiêu riêng nhưng chung quy đều phải giúp doanh thu của doanh nghiệp tăng, vậy làm thế nào để hòa hợp được hai bộ phận này

1. SỰ TÁCH BIỆT GIỮA MARKETING VÀ SALE KHÔNG CÒN HIỆU QUẢ Chúng ta từng nghĩ rằng Marketing và Bán hàng đóng hai vai trò riêng biệt. Trong khi đội ngũ Marketing tập trung vào việc tạo sự quan tâm và xây dựng nhận thức của khách hàng, thì trọng tâm công việc của đội ngũ Bán hàng (Sales) lại nằm ở việc xây dựng niềm tin và đáp ứng nhu cầu cấp bách của khách hàng.
Sự chuyển dịch sang thương mại điện tử đang tạo ra cơ hội lớn hơn cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng niềm tin và thu thập thông tin về nhu cầu của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp nhạy bén với tình huống hiện đang tận dụng nội dung trực tuyến như một phần không thể thiếu trong quá trình bán hàng. Các nội dung trực tuyến giúp khách hàng hiểu rõ hơn về cách mà doanh nghiệp của bạn sẽ giải quyết các vấn đề mà họ có thể gặp phải.
Rõ ràng, nếu tiếp tục tách biệt marketing và sale như việc chặt đôi cái cây nhưng lại bắt cây ra hoa kết trái. Marketing cần sale để hiểu được những vấn đề từ sâu bên trong khách hàng. Sale cần marketing để tiếp cận khách hàng được dễ hơn.

2. TẠO RA NHỮNG CƠ HỘI TỐT NHẤT ĐỂ BÁN HÀNG Liệu thông điệp hiện tại của bạn có bắt nguồn từ quan điểm của chính bản, hay đó là từ quan điểm của khách hàng? Có lẽ thông điệp của bạn tạo được phản ứng tốt trong nhóm của bạn, nhưng nó không mang lại hiệu quả tương tự đối với khách hàng.
Thông thường, bộ phận Marketing đốt hàng giờ để “nặn ra” các từ ngữ, cụm từ phù hợp nhằm gói gọn một khái niệm phức tạp trong 1 hay 2 từ khóa. Trong khi đó, đội ngũ bán hàng và nhân viên dịch vụ khách hàng lại có nhiều thời gian tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và đủ trình độ để trau chuốt ngôn ngữ của họ sao cho phù hợp và dễ hiểu nhất. Đồng thời, họ cũng nhận được rất nhiều câu hỏi mỗi ngày.
Và đội ngũ Marketing hoàn toàn có thể tận dụng những nguồn dữ liệu phong phú từ đội ngũ bán hàng, ví dụ như việc tìm ra những câu hỏi mà đội Bán hàng và chăm sóc khách hàng được nghe thường xuyên nhất.
Hãy chắc chắn rằng bạn nắm bắt được chính xác những từ khóa mà khách hàng của bạn sử dụng và đừng có biến nó thành một “bài thuyết giáo marketing”. Hãy giữ nó chân thực nhất có thể.
Nhân viên bán hàng của bạn không chỉ nhận mà còn phải trả lời những câu hỏi. Nếu bạn chú ý đến các câu hỏi và câu trả lời, bạn sẽ có thông tin cần thiết để tạo ra nội dung có giá trị thu hút nhóm khách hàng lý tưởng của mình.

3. BẮT TAY NHAU THÚC ĐẨY DOANH SỐ Những nội dung tuyệt vời không chỉ giúp thu hút đúng nhóm khách hàng mà còn là công cụ hiệu quả để duy trì cuộc trò chuyện và xây dựng niềm tin cũng như tạo ra sự tín nhiệm đối với nhóm khách hàng tiềm năng.
Điều này có nghĩa là thay vì nói, “Xin chào, chúng tôi chỉ muốn xem bạn đã quyết định hay chưa...”, bạn có thể gửi một tin nhắn với nội dung như: “Chúng tôi có nhớ bạn đã đặt câu hỏi về việc điều hướng lưu lượng truy cập về trang web vì vậy có lẽ bài viết được đính kèm dưới đây có lẽ hữu ích cho bạn đó. Nếu có câu hỏi gì thêm, chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp.”
Tuy nhiên, mấu chốt là phải đảm bảo đội ngũ bán hàng của bạn đang cung cấp các chủ đề có liên quan đến Marketing và sau đó sử dụng nội dung đó như một phần của chiến lược kế tiếp (follow-up strategy) với khách hàng.
Nếu bạn quyết định tách biệt hay bộ phận này đồng nghĩa với việc kéo tụt hậu cả doanh nghiệp lại. Hãy thay đổi ngay để tránh đẩy doanh nghiệp vào bước đường cùng.

Nguồn : Tham khảo Saga

Không có nhận xét nào