Header Ads

4 Công Cụ Content Curation Để Thúc Đẩy Content Marketing Của Bạn

Content Curation là quy trình xác định những nội dung liên quan từ những nguồn, kênh khác nhau, từ đó chỉnh sửa, sắp xếp lại những nội dung này hợp lý và phù hợp với nhu cầu của độc giả cũng như sẵn sàng cho các kênh phân phối nội dung hiện có của bạn.


Phương thức hoạt động của content curation là việc lựa chọn thông tin, biên tập và xây dựng những nội dung bài viết mới dựa trên những nguồn thông tin có sẵn. Người viết lựa chọn những nguồn thông tin đó để sắp xếp và bố cục các nguồn thông tin đó trên một bài viết hoặc nhiều chủ đề trên blog khác nhau, xuất bản bài viết và thực hiện chia sẻ bài viết đó trên các mạng xã hội  như Facebook, Pinterest, Twitter, Slideshare…

Khi nói đến cuộc sống, thậm chí là một trang web hay content curation và content marketing thì thời giờ là vấn đề cốt lõi. Một trang web hay nội dung cần phải không ngừng chuyển động, đúng lúc và đúng chỗ.Content curation là một phần quan trọng của chiến lược marketing nội dung. Nó được coi như một cánh cửa mở ra cho content của bạn có ý nghĩa hơn và luôn phù hợp với đối tượng nhắm đếnNhư phần lớn trong chúng ta đã biết, không hề dễ dàng gì để luôn có được một content chất lượng. Chính vì thế, cần phải đưa content curation vào trong chiến lược nội dung. Content curation sẽ là một công cụ hoàn hảo giúp bạn lấp đầy khoảng trống giữa 2 thời điểm khi bạn tạo ra nội dung và bạn quảng bá nội dung.

Nhưng không chỉ đơn giản là thêm content curation vào trong chiến lược nội dung mà điều thiết yếu là cần phải thực hiện nó đúng lúc. Nếu bạn không kịp thời đưa những mảnh ghép nhất định của nội dung vào thì những đường dẫn giá trị đến trang web của bạn có thể không hiệu quả. Quan trọng hơn là công ty bạn bị mất vị trí và có thể dẫn đến những tổn thất.

Content nên được curate một cách nhanh chóng
Nhanh chóng ở đây không có nghĩa là bạn làm qua loa hay không dành hết sức lực. Nếu thực hiện theo kiểu lười biếng thì content curation sẽ là bạn quẳng vào đấy một vài mẩu nội dung xoàng xĩnh vớ vẩn mà không đưa vào thêm chiều sâu. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến SEO của bạn mà còn gây lãng phí cho người dùng khi họ click vào website mà không nhận được giá trị gì.
Content curation được tạo thành từ nhiều khía cạnh sau


  • Content độc là content có những ý riêng, sâu sắc của bạn thay cho content mà bạn đã tham khảo được từ các nguồn. Những ý đó giúp cho người đọc có thể hiểu được giá trị của nội dung bạn đưa lên và nó gần gũi liên quan đến người đọc như thế nào.
  • Curate content cần phải làm sao để content đấy là những nội dung đáng được đưa lên và đạt chất lượng cao. Nếu bạn đang làm công việc này thì cần đảm bảo rằng những thông tin bạn chia sẻ là từ những nguồn đáng tin cậy vì nó không chỉ gây dựng nên uy tín của bạn mà còn giúp cho SEO.
  • Mang đến những giá trị cho người đọc bằng những thông tin cập nhật từ những nguồn liên quan và với loại content phù hợp với đối tượng.



    Làm thế nào để curate content nhanh chóng?
    Điều thiết yếu là bạn phải biết được nhu cầu thông tin của đối tượng là gì? Bạn cần tìm hiểu loại content nào mà họ thích xem, họ vào đâu để tìm kiếm thông tin mà họ cần, và họ thường online lúc nào là nhiều nhất. Tất cả những yếu tố trên sẽ định hướng cho chiến lược content curation.
    Nhưng không phải chỉ biết về đối tượng là đủ. Bạn còn cần phải lắng nghe đối tượng của mình vì rất có thể họ sẽ nói cho bạn những gì mà họ muốn nghe và khi nào thì họ thích nghe. Yale Appliance đã làm được điều đó. Steve Sheinkopf, chủ tịch Yale Appliance đã đào tạo cho những nhân viên của ông biết lắng nghe những thắc mắc từ khách hàng của mình từ những posts mà khách hàng đăng trên blog của công ty. Bằng cách đó Yale đã dẫn đầu trong cuộc đua về thông tin nhờ trả lời những câu hỏi của khách hàng trên trang blog của họ trước các đối thủ thay vì ngồi đợi những trang web khác tổng kết nhận định của khách hàng
    .
    Vậy kết quả của việc tiếp cận nhanh và kịp thời này là gì? Số lượng khách vào trang của Yale Appliance tăng gần gấp 3 lần trong năm, đồng thời họ cũng lọt vào top kết quả search của Google cho một số từ khóa nhất định.
    Curation nhanh chóng không đồng nghĩa với việc bạn không dành đủ thời gian và suy nghĩ cần để tập hợp, sắp xếp, tổ chức và đưa ra những thông tin và tin tức liên quan đến đối tượng của bạn, hơn thế phải đưa vào cả những tiếng nói riêng và những cái nhìn sâu sắc, độc đáo của bạn vào trong đó. Nó có nghĩa là bạn muốn trở thành người đầu tiên tung những thông tin đó lên mạng. Là người đầu tiên giúp bạn có được vị trí trong lĩnh vực của mình, cũng có nghĩa là đối tượng bạn hướng đến hay đôi khi là cả những đối tượng khác sẽ thường xuyên vào trang web của bạn khi họ có những thắc mắc. Ngay cả khi xét trên phương diện SEO thì đây cũng là một điều tốt như đã nêu ở ví dụ về Yale Appliance ở trên – họ đã đạt được vị trí cao với một số từ khóa.
    Curate có mục đích như thế nào 
    Một cách khác mà các nhà marketers có thể mắc sai lầm là cho rằng họ cần nhanh chóng chuyển sang một chủ đề hot hơn, đang có xu hướng hơn hay những câu chuyện, tin tức mới nhất, tự ép mình vào chủ đề đó. Thực tế bạn không nên nhảy chủ đề quá nhanh, nếu không bạn rất dễ sa vào những thông tin sự thật không chính xác. Đừng đẩy mình vào tất cả những chủ đề nóng hổi nhất, mới nhất bởi công ty của bạn không thể và không cần thiết phải đưa tất cả chúng vào trong nội dung. Điều đó chỉ làm cho bạn tệ hơn mà thôi!
    Những công cụ giúp bạn tìm được nội dung chuẩn và cần thiết
    Bạn không thể tự curate content.
    Để có được sự lưu ý đúng mức tới từng mẩu content khác nhau thì bạn cần sự hỗ trợ của những công cụ content có sẵn khác nhau và ngày nay nguồn công cụ này khá nhiều. Nó giúp đảm bảo cho content curation của bạn được nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời phù hợp với thị hiếu của đối tượng hướng đến.
    Công cụ bạn cần thì lại dựa trên đối tượng của bạn, dựa trên loại và lượng nguồn thông tin mà bạn cần đọc cũng như những platforms để publish mà bạn cần dùng. Một vài công cụ mà tôi thường dùng gồm có:
    1. Right Intel
    Với Right intel, bạn có thể tìm được content có giá trị với bạn và đối tượng của bạn. Sau khi tìm được những content đó, bạn sẽ thêm vào những cái nhìn riêng của bạn nhờ chức năng Intel It!. Bạn đăng content hoàn chỉnh đó lên cho nhóm nội bộ của bạn xem, nhưng bạn cũng có thể đưa content ấy ra ngoài thông qua những câu chuyện, phương tiện truyền thông hay email, v.v.. Nó giúp bạn tạo sự tin cậy và vị trí dẫn đầu trong làn sóng tư tưởng với đối tượng mục tiêu. Right Intel cũng giúp bạn tổ chức những thông tin bạn đã curate theo bảng kiến thức tổng quan của mình.
    2. Trapit
    Với công cụ phát hiện nội dung này, bạn có thể cá nhân hoá nhu cầu nội dung của bạn bằng cách thiết lập "bẫy" dựa trên các loại nội dung bạn đang tìm kiếm, và bạn có thể thiết lập bao nhiêu mà bạn muốn. Trapit hiểu được content mà bạn thích khi bạn ‘like’ hoặc ‘dislike’ nội dung đó. Bạn có tùy chọn để thêm lời bình luận nội dung. Công cụ này tìm kiếm giúp bạn, sau đó chia sẻ tới đối tượng thông qua các kênh trực tuyến mà bạn muốn áp dụng.
    3. Feedly
    Feedly là một ứng dụng cho phép bạn duyệt qua, đọc và sau đó chia sẻ nội dung từ các blog, feeds và các trang web tin tức (sử dụng RSS feeds) yêu thích của bạn. Nó lọc để có được những content phù hợp với bạn vì bạn có thể follow (theo dõi) cái nào để có được nội dung chi tiết hơn. Bạn có thể chia nhỏ những feeds của bạn vào các thư mục riêng để có cái nhìn tổng quan và dễ dàng hơn đối với lựa chọn thị trường ngách. Feedly tập hợp tất cả các trang web mà bạn thích vào cùng một chỗ.
    4. Pinterest
    Pinterest không phải chỉ để chia sẻ những trích dẫn truyền cảm hứng, những công thức nấu ăn ngon hay cách trang trí nhà của bạn vào những ngày nghỉ. Đó còn là công cụ phát hiện nội dung trực quan cho phép bạn thu thập ý tưởng cho các dự án hoặc các chủ đề khác nhau bằng cách tạo ra bảng tương tác của riêng bạn. Ngoài những bảng của riêng mình, bạn có thể chọn những bảng khác theo dõi, nhờ đó giúp bạn tìm thấy những ý tưởng mới và có được nguồn cảm hứng từ những người có cùng sở thích với đối tượng mục tiêu của bạn.
    Sử dụng các social platforms như là những nguồn curation
    Bên cạnh Pinterest, Twitter, Facebook and LinkedIn và các trang truyền thông xã hội khác là những nguồn hữu ích cho content curation của bạn. Những platforms này không chỉ là nơi đãng để bạn curate mà chúng còn là nơi mà bạn có thể đăng nội dung đã curate của mình một rất nhanh. Bạn có thể tìm hashtags trên Twitter và Facebook với những chủ đề liên quan đến đối tượng hay tìm những chủ đề trên thanh tìm kiếm của LinkedIn. Hay bạn follow mọi người và các tổ chức trên những platform chia sẻ giá trị cũng như mối quan tâm của bạn, cung cấp thông tin liên quan đến những gì đối tượng của bạn cần và muốn.
    Mạng xã hội là công cụ nhanh chóng 
    Chia sẻ thông tin qua các mạng xã hội cũng là một cách nhanh chóng và dễ dàng để curate content. Không nên chỉ tweet lại hoặc chia sẻ một phần nội dung mà thiếu bình luận ý kiến của riêng bạn. Điều nay giúp bạn trở nên khác biệt và là một nhà người dẫn đầu về tư tưởng trong ngành công nghiệp của bạn. Bất cứ ai cũng có thể tweet lại hoặc chia sẻ nội dung. Một nhà lãnh đạo tư tưởng thực sự là người hiểu những gì cần để có được curate content chính xác và hiểu rằng nếu không đưa nhận định sâu sắc cũng như tiếng nói của riêng bạn về nội dung đó thì nội dung bạn đưa ra không cung cấp thêm giá trị thực sự nào cho đối tượng của bạn.

    Content curation là một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị nội dung và còn đặc biệt quan trọng đối với thương hiệu của bạn. Đối tượng mục tiêu của bạn rất thích những content thú vị, bổ ích lại giải quyết vấn đề hàng ngày của họ. Vì thế, cần curate content và lên thời gian cho content curation của bạn ngay bây giờ là cách mà bạn có thể cung cấp thông tin hữu ích cho đối tượng của bạn thường xuyên cũng như duy trì và phát triển một cơ sở khách hàng trung thành.

    Vân Anh Hin YCS

    Không có nhận xét nào