Header Ads

Khởi nghiệp: giữ chân nhân tài không chỉ bằng tiền

Dưới đây là những kinh nghiệm quý Scott Gerber, Young Entrepreneur Council (YEC), tác giả bài báo đã thu thập được từ những người khởi sự thành công.

1. Xây dựng cơ hội học tập
Nhiều công ty ở giai đoạn đầu khởi nghiệp không thể trả mức lương cạnh tranh và chúng tôi nằm trong số đó. Tuy nhiên, bạn có thể tạo điều kiện cho nhân viên làm việc với các dự án lớn để họ có cơ hội được học hỏi thật nhiều.
Ví dụ, một trong những nhân viên chăm sóc khách hàng đầu tiên của chúng tôi nhận nhiều trách nhiệm hỗ trợ lên khung sườn công việc, họ học tập rất nhiều và hiện đang dẫn đầu đội nhóm 20 người. Trong khi nhiều nhân viên có thể không nhận được mức lương tối ưu trong ngắn hạn tại công ty của bạn, họ có thể học tập nếu bạn trao cho họ cơ hội. Giải pháp này không chỉ giúp họ hạnh phúc mà còn cải thiện mức lương tiềm năng của họ trong dài hạn. – Bhavin Parikh, Magoosh.
2. Tạo điều kiện hết mức, ngoại trừ lương bổng
Khi không đủ khả năng bù đắp cho nhân viên vấn đề tài chính, điều đó không có nghĩa bạn không thể trao cho họ những phúc lợi tốt. Hãy nỗ lực xây dựng cho doanh nghiệp mình những bản sắc thú vị như: ăn trưa miễn phí, thư viện đọc sách, thời gian đi làm linh hoạt,… Bạn cũng có thể tặng thẻ mua hàng, xăng xe, giải thưởng tháng, hoặc game uống bia (beer pong). Một khi đã nói là phải làm, bạn đừng để nhân viên đánh giá mình chỉ biết nói suông.
Để trở thành nhà lãnh đạo xuất trúng, hãy công nhận mọi người và khiến họ cảm thấy “có giá”, vì vậy họ sẽ trung thành với bạn, ngay cả khi chưa đề cập đến chuyện tiền nong. – Nicole Munoz, Start Ranking Now.
3. Tạo ra một tập thể “hiếm có khó tìm”
Tình trạng căng thẳng cao và kéo dài trong nhiều giờ đối với các startup khiến mọi người hiểu nhau hơn (theo chiều hướng tốt hoặc xấu đi). Trong trường hợp tốt nhất, điều này giúp đội nhóm gắn kết và sẽ đi thêm những chặng đường dài để giúp nhau thành công. Tuy nhiên, văn hoá gắn kết này không xảy ra theo kiểu tình cờ. Điều cốt yếu, startup cần đầu tư xây dựng văn hoá doanh nghiệp mang bản sắc riêng, nơi mọi người cảm thấy được kết nối, được lắng nghe và được trân trọng.
Do vậy, nhà lãnh đạo cần dành thời gian tìm hiểu về từng nhân viên và khám phá xem điều gì là động lực và điều gì ngăn cản họ, cũng như chủ động khuyến khích nhân viên xây dựng các mối quan hệ bền chặt, hợp tác, tạo cơ hội dể họ chia sẻ kinh nghiệm làm việc bên ngoài và các bước dàn xếp khi mâu thuẫn nảy sinh. – Martina Welke, Zealyst.
4. Nuôi dưỡng bầu không khí hạnh phúc
Môi trường công sở cần được tạo dựng thành bầu không khí mà mọi người muốn làm việc. Chúng tôi đã và đang tạo dựng một môi trường làm việc mở từ chiếc ghế, cái bàn, thậm chí có cả chỗ làm việc ngoài trời. Hàng ngày chúng tôi đặt cơm trưa từ những quán ăn dễ thương trong vùng và các xe bán thực phẩm.
Hiện văn phòng chúng tôi đang đặt tại Thung lũng Silicon. Tuy nhiên, chúng tôi xác định còn lâu công ty mới có mức lương cho nhân viên ngang với Google, nên chúng tôi phải tạo ra bầu không khí chan hoà giữa mọi người. Tiếp theo, chúng tôi khiến mọi người trở thành người sở hữu và tặng cổ phiếu cho họ. Họ cảm thấy mình là một phần của công ty. Cho đến nay, mới có 2 người rời công ty chúng tôi vì một người nghỉ sinh, còn một người cùng vợ sang nước ngoài sinh sống. Tạo một môi trường để mọi người muốn làm việc đôi khi không phải lúc nào cũng vì tiền. – Peter Daisyme, Hosting.
5. Lập một kế hoạch tầm nhìn
Khi bắt tay khởi nghiệp, chúng tôi đã có một bản đồ trực quan về cách mà mỗi người sẽ đóng góp một phần trong sứ mệnh trở thành doanh nghiệp chuyên cung cấp những bài thuyết trình tốt nhất thế giới. Điều này cho thấy tầm quan trọng của mỗi người là gì và vai trò của họ quan trọng thế nào để đạt được tầm nhìn. – Kenny Nguyen, Big Fish Presentations.

Nguồn: Nguyen Tran Phuong

Không có nhận xét nào