Header Ads

Bài viết này dành cho những người đang có ý định hoặc đã bắt đầu khởi nghiệp



5. Chấp nhận hi sinh

Đa số mọi người khởi nghiệp không nhận ra rằng, cần phải hi sinh và đánh đổi rất nhiều thứ để có được thành công. Hầu hết họ khởi nghiệp bởi vì họ không muốn làm cho người khác, họ muốn làm chủ, họ ghét phải làm công ăn lương. Nhưng, không lâu sau đó, những người này nhận ra rằng, thay vì làm 8 tiếng 1 ngày, giờ đây khi đã thật sự khởi nghiệp, khối lượng thời gian và công sức cần phải bỏ ra gấp lên nhiều lần 1 ngày, và làm 7 ngày trong tuần, không ngày nghỉ. Đôi lúc, họ còn phải trải qua biết bao đêm không ngủ, biết bao ngày trăn trở bởi vì suy nghĩ cho ‘’đứa con cưng’’ của mình. Thật vậy, tạo ra được 1 cơ nghiệp thành công sẽ thay đổi cuộc đời bạn 1 cách bạn chưa bao giờ có thể tưởng tượng ra, nhưng nó không tới một cách đơn giản và miễn phí. 
Giây phút bạn quyết định khởi nghiệp, chính là giây phút bạn chấp nhận đánh đổi rất nhiều thứ trong cuộc đời của bạn. Thời gian dành cho gia đình của bạn sẽ ít đi, việc giải trí và những sở thích phải được tạm gác lại, việc chi tiêu cũng sẽ bị hạn chế và cái giá phải trả cho thành công đó là sức khỏe, sức trẻ của chúng ta. Nhưng bạn yên tâm, những thứ bạn phải đánh đổi sẽ là tạm thời thôi.


6. Hãy khởi nghiệp 1 cách thông minh ngay từ đâu.

Hãy đặt ra những vấn đề sau trước khi bắt đầu khởi nghiệp: 
1) Sản phẩm của bạn, có ngưỡng tiêu thụ như thế nào? Đây chính là vấn đề của những cửa hàng chuyên biệt trong vùng nhỏ. Chẳng hạn như bạn là chủ cửa hàng mũ ở 1 thị trấn nhỏ, tới 1 thời điểm nào đó, tất cả người dân trong thị trấn đều đã có chiếc mũ yêu thích của họ, bạn không thể có thêm khách hàng nào nữa. Vậy nên, hãy tìm cách nâng cao cái ngưỡng tiêu thụ đó, bằng cách mở rộng thị trường, đa dạng hóa mẫu mã, chất lượng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng,….
2) Tất cả thành phần của công ty đều có thể thay đổi được. Nếu như 1 nhân viên hoặc 1 khách hàng nào đó rời bỏ công ty của chúng ta, chúng ta vẫn có thể sống tốt được. Quy tắc căn bản trong kinh doanh cũng như đầu tư là:’’Không bỏ tất cả trứng vào 1 giỏ’’.
3) Công ty của bạn có thể phát triển được. Bạn phải có kế hoạch rõ ràng để phát triển. Một khi cầu tăng thì cung cũng phải tăng.
4) Có 1 đường đi cụ thể cho công ty của bạn. Cả bạn và nhân viên của bạn phải biết rõ được công ty đang hướng tới điều gì.
Giải quyết các vấn đề trên đồng nghĩa với việc bạn đã xây dựng xong nền móng cho công ty của bạn, vậy nên hãy thật chú ý, không được bỏ sót giai đoạn này.


7. Thất bại nhanh, thích ứng nhanh hơn nữa và vực dậy.

Phải chuẩn bị cho việc mọi thứ sẽ không như dự kiến của bạn. Bạn là người mới trong việc này, vậy nên hãy luôn để tâm rằng, có rất nhiều thứ bạn không biết và cần phải học. ‘’You don’t know what you don’t know’’. Sẽ có rất nhiều trở ngại trên đường đi, nhưng nếu bạn nghiêm túc thật sự về khởi nghiệp, bạn nên chấp nhận điều đó và cứ tiếp tục đi. Bạn phải nhìn nhận lại cách bạn đón nhận thất bại và cách bạn nhận thức thất bại thực sự là gì. Cứ xem như việc thất bại chỉ là việc thu thập dữ liệu, có mất tiền thì coi như đó là tiền mua bài học, có mất thời gian thì coi như đó là một bài thực hành. 8/10 công ty thất bại trong 18 tháng đầu tiên. Một là họ gặp thất bại quá nặng, không thể vực dậy. Hai là họ thất bại trong việc thích ứng với thực tế mà họ mới tìm ra, nó quá khác xa so với những gì họ ‘’tưởng’’ hay những gì họ học được ở những bằng MBA hay giảng đường đại học. Một ví dụ điển hình đó là NOKIA. NOKIA là công ty sản xuất cao su trước khi họ dấn thân vào lĩnh vực công nghệ. Công ty cao su lúc đó gặp trục trặc, vậy nên họ quyết định thích ứng với thị trường và tìm được những cơ hội mới. Nhưng một vài năm sau, họ lại thất bại trong việc thích ứng với thị trường smartphone và gần như phá sản. Ông lớn NOKIA từng một thời chiếm lĩnh thị trường điện thoại, giờ đây lại đang tranh nhau những vụn bánh mì nhỏ, đề những miếng bánh to cho những người dám làm, dám thất bại nhanh, dám thích ứng nhanh hơn và vực dậy. 

Nguồn: Nguyễn Quốc Bảo

Không có nhận xét nào